Pages

PHÂN TÍCH TỔ HỢP LŨ GÂY TÁC ĐỘNG BẤT LỢI ĐẾN VÙNG HỢP LƯU CÁC SÔNG THAO-ĐÀ-LÔ

TS. Nguyễn Đăng Giáp KS. Lê Thế Cường
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
PGS.TS Nguyễn Hữu Khải
 Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô bao gồm nhiều yếu tố, trong đó tác động do lũ là nguyên nhân quan trọng nhất. Lũ tác động đến vùng hạ du chủ yếu xuất phát từ 3 nhánh sông này và  không đồng nhất, phức tạp nên việc đưa ra được tổ hợp lũ có tác động bất lợi đến vùng hợp lưu là mục tiêu quan trọng để phục vụ các nội dung tính toán. Bài báo này tập trung đi sâu phân tích các tổ hợp lũ lớn, bất lợi dựa trên 3 con lũ đã xảy ra trên thực tế vào các năm 1969, 1971 và 1996. 
Summary: Adverse impacts to the confluence of the River Da-Thao-Lo include many factors, including the impact of the flood being the most important reason. Floods affect downstream mainly derived from three tributaries, the area affected directly by the confluence of three rivers Da, Thao and Lo. The floods of three rivers being non concurrence, complex, making the combination of floods, adversely impact the confluence area, being the key objectives to serve the contents of computing topics. The context of this paper focus deeply analysis of the combination of adverse floods, based on 3 floods have occurred in the Red River system in 1969, 1971 and 1996.
I. MỞ ĐẦU
Vùng hợp lưu sông Thao - Đà và Lô - Hồng nằm ở 21005’ đến 21025’ vĩ độ Bắc và 105015’ đến 105030’ kinh độ Đông thuộc địa bàn 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, có chiều dài khoảng 20km, đoạn sông từ ngã ba Thao-Đà đến ngã ba Lô-Hồng có dạng hình chữ U ngược, vào mùa lũ lòng sông rất rộng, nhưng vào mùa kiệt thì lòng sông bị thu hẹp rất lớn do các bãi bồi trên lòng sông. Đây là khu vực tập trung lưu lượng của 3 con sông lớn là: sông Thao, sông Đà và sông Lô, là khu vực hết sức quan trọng. Mọi sự biến đổi trong đoạn này đều sẽ gây ảnh hưởng lớn xuống hạ du, trong đó, đáng chú ý nhất là sự an toàn của hệ thống đê điều, suy giảm nước mùa kiệt, mất đất canh tác, gây cản trở cho giao thông thủy.
Xuất phát từ thực tế đó, để  đưa ra giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến vùng hợp lưu, bài báo này sẽ phân tích các tổ hợp lũ trên sông Hồng phục vụ cho các tính toán để giải quyết các vẫn đề đặt ra.
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH LŨ LƯU VỰC SÔNG HỒNG
2.1  Đặc điểm mưa
Toàn lưu vực sông Hồng  nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, khô, ít mưa và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Vùng nghiên cứu là vùng hợp lưu của 3 sông chính là sông Thao, Đà và sông Lô lại nằm ở gần trung tâm lưu vực (hình 1).
 Tại đây, nhiều kiểu nhiễu động thời tiết kết hợp với nhau gây ra mưa lớn, như bão, áp thấp, hội tụ, rãnh thấp hay xoáy và dông nhiệt. Nhiều khi các nhiễu động này kết hợp với nhau gây mưa lớn và kéo dài.
Hình 1. Bản đồ hệ thống sông Thao-Đà-Lô và khu vực nghiên cứu
Theo các nghiên cứu [1,4] có thể thấy nguyên nhân gây lũ lớn trên lưu vực sông Hồng hầu như do hoạt động liên tiếp hoặc tổ hợp của từ 2 loại hình thời tiết trở lên. Hoạt động đơn độc của 1 loại (trừ bão) chưa thấy có khả năng gây lũ lớn.
Trong 7 trận lũ lớn trên sông Hồng chỉ có 1 trận lũ hình thành do mưa đặc biệt lớn ở trung thượng du sông Đà phần lãnh thổ Việt Nam, còn 6 trận lũ khác là do mưa đều khắp trên cả 3 sông nhánh.
Mùa mưa trên lưu vực sông Hồng thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên, cũng có năm mùa mưa bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Mỗi lưu vực sông đều có trung tâm mưa lớn. Trên sông Đà là Mường Tè có lượng mưa năm là 1800-3000mm. Trung tâm mưa Hoàng Liên Sơn của sông Thao có lượng mưa năm là 3000-3200mm. Còn trên sông Lô, trung tâm mưa Bắc Quang có lượng mưa đạt tới 4000-5000mm.
Tại các trung tâm mưa lớn cũng ít có trường hợp lượng mưa ngày vượt quá 500mm. Song mưa của một đợt mưa liên tiếp do các hình thế thời tiết kết tiếp nhau thì tương đối lớn. Bảng 1 thống kê lượng mưa 3 ngày lớn nhất trên lưu vực sông Hồng.
Phân bố mưa trên lưu vực không đồng nhất. Ngay đối với các trận lũ lịch sử trên nhiều nơi của lưu vực không có mưa to và những năm mưa lớn chưa hẳn có lũ lớn. Năm 1969 và năm 1986 có nhiều nơi mưa lớn, lượng mưa bình quân lưu vực lớn hơn năm 1971, nhưng lũ sông Hồng lại nhỏ hơn lũ năm 1971 rất nhiều.

Bảng 1: Lượng mưa 3 ngày lớn nhất trên lưu vực sông Hồng
Trạm
Lưu vực sông
Mưa thực đo(mm)
Lượng mưa tần suất (mm)
Lượng mưa
Năm
1%
5%
Mường Tè
Đà
573
1967
536
349
Lai Châu
-
311
1986
241
192
Quỳnh Nhai
-
188
1975
216
174
Yên Châu

259
1975
284
205
Hòa Bình
-
341
1975
352
273
Lao Cai
Thao
191
1971
198
189
Yên Bái
-
349
1916
252
214
Sa Pa
-
350
1920
383
296
Hà Giang
256
1973
295
239
Bắc Quang
-
402
1972
473
396
Hàm Yên
-
245
1980
279
220
Tuyên Quang
-
245
1980
280
208
Lộc Yên
-
254
1959
296
235
Hà Nội
Hồng
206
1972
242
203
             
Trận lũ năm 1969 lượng mưa bình quân lưu vực ở thương lưu 3 sông Thao-Đà-Lô lớn nhất. Còn lũ năm 1971, toàn lưu vực sông Đà, hạ lưu sông Lô mưa vừa. Chỉ có lưu vực sông Thao mưa rất to ở thượng và hạ lưu. Thượng lưu sông Lô cũng mưa rất to. Lũ đặc biệt lớn tại Hà Nội tháng 8/1971 kéo dài 8-10 ngày với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi tới 500-700mm, và tâm mưa tới 700-800mm. Như vậy lượng mưa chỉ là một trong các nhân tố gây lũ lớn. Cấu trúc mưa theo thời gian và không gian cũng là một nguyên nhân gây lũ lớn. Ngoài ra lượng trữ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành lũ.    
2.3. Đặc điểm lũ
Theo tài liệu thống kê (1956-2002) về tổng lượng lũ, đối với lũ sông Hồng tại Sơn Tây, sông Đà có lượng đóng góp đáng kể nhất, chiếm 49,3%, sông Lô và sông Thao có lượng đóng góp xấp xỉ nhau, sông Lô 21% (chưa kể sông Chảy) và sông Thao 20%. Tuy nhiên, tùy theo diễn biến và phân bố mưa mà tỷ trọng có thể thay đổi.
Kết quả thống kê thời gian xuất hiện lũ lớn nhất trong năm cho thấy rằng lũ lớn nhất có thể xuất hiện ở các tháng mùa lũ với tần suất và độ lớn khác nhau tùy theo các trạm. Bảng 2 thống kê các trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trên lưu vực sông Hồng từ năm 1956-2002.
Bảng 2: Thống kê các trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trên lưu vực sông Hồng

Hòa Bình
Yên Bái
Tuyên Quang
Sơn Tấy
Loại lũ
Lũ lịch sử
Qmax (m3/s)
21.600
10.100
11.700
37.800
Thời gian
18/8/1996
15/8/1968
15/8/1971
21/8/1971
Loại lũ
Lũ lớn thứ 2
Qmax (m3/s)
21.000
9.860
8.490
34.250
Thời gian
19/8/1945
20/8/1971
26/8/1986
21/8/1945
Loại lũ
Lũ lớn thứ 3
Qmax (m3/s)
17.200
8.450

28.900
Thời gian
9/7/1964
26/8/1986
17/8/1989
13/8/1969
- Trạm Hòa Bình có 87% số trận lũ lớn nhất xuất hiện vào tháng 7, 8. Trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua với lưu lượng đỉnh 21.600 m3/s xuất hiện vào ngày 18/8/1996
- Trạm Sơn Tây có 77% số trận lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng 7,8.Trận lũ lớn nhất trong chuỗi số liệu thực đo với lưu lượng đỉnh 37.800 m3/s xuất hiện vào ngày 21/8/1971.
- Trạm Yên Bái  có 44.8% số trận lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng 8. Trận lũ lớn nhất trong chuỗi số liệu thực đo với lưu lượng đỉnh 10.100 m3/s xuất hiện vào ngày 15/8/1968.
- Trạm Hàm Yên  có 77.7% số trận lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng 7, 8.  lũ lớn nhất trong chuỗi số liệu thực đo với lưu lượng đỉnh 5.700 m3/s xuất hiện vào ngày 25/7/1986.
- Trạm Chiêm Hóa có 80.8% số trận lũ lớn nhất năm xuất hiện vào tháng 7 và 8. Trận lũ lớn nhất trong chuỗi số liệu thực đo với lưu lượng đỉnh 5.920 m3/s xuất hiện vào ngày 18/8/1971.
Bảng 3: Tỷ lệ tổng lượng lũ các nhánh so với sông Hồng tại Sơn Tây
Con lũ
Sơn Tây/S.Hồng
Hòa Bình/S.Đà
Vụ Quang/S.Lô
Yên Bái/S.Thao
W (tỷ)
Tỷ lệ(%)
W (tỷ)
Tỷ lệ(%)
W (tỷ)
Tỷ lệ(%)
W (tỷ)
Tỷ lệ(%)
1969
32,842
100
5,651
17,2
8,731
26,6
16,788
51,1
1971
34,978
100
14,23
40,7
10,813
30,9
8,46
2,2
1996
28,116
100
16,534
58,8
6,735
24,0
6,72
23,9

II. TỔ HỢP LŨ SÔNG HỒNG
Các hình thế gây mưa trên lưu vực sông Hồng xảy ra trên một lãnh thổ rộng nên lũ trên 3 sông Đà, Thao, Lô thường cùng xuất hiện. Tuy nhiên, quy mô lũ lại thường khác nhau, tạo ra những tổ hợp lũ thực tế khác nhau, trong đó có những tổ hợp nguy hiểm gây lũ rất lớn ở hạ lưu sông Hồng, bao gồm vùng hợp lưu 3 sông Thao-Đà-Lô.
Những trận lũ có mực nước tại Hà Nội bằng hoặc vượt mực nước thiết kế 13,6m thường do lũ lớn của 2 hay 3 sông hình thành. Thực tế đã xảy ra các trận lũ nguy hiểm trên hệ thống sông vào các năm 1945, 1968, 1969, 1971, 1996.

3.1 Phân tích các tổ hợp lũ
Lũ tháng 8/1971 mực nước tại Hà Nội 14,8m, lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 37.800 m3/s là do lũ lớn nhất trên sông Lô gặp lũ lớn thứ 2 trên sông Thao và lũ lớn thứ 4 trên sông Đà tạo nên.
- Lũ tháng 8/1945 mực nước tại Hà Nội 14,3m, lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 34.250 m3/s là do lũ lớn thứ 2 trên sông Đà gặp lũ lớn thứ 3 trên sông Thao và lũ lớn thứ 7 trên sông Lô tạo thành.
- Lũ tháng 8/1969 có mực nước tại Hà Nội 13,66m, lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 28.900 m3/s là do lũ lớn thứ 4 trên sông Đà gặp lũ lớn thứ 6 trên sông Lô và lũ trung bình trên sông Thao tạo nên. 
- Lũ tháng 8/1996 mực nước tại Hà Nội 14,46m (hoàn nguyên), lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 27.500 m3/s là do lũ lớn thứ nhất trên sông Đà gặp lũ lớn thứ 10 trên sông Lô và sông Thao tạo thành.
Bảng 4: Các tổ hợp lũ trên hệ thống sông Hồng
Dạng tổ hợp lũ
Năm xuất hiện lũ lớn
Quy mô lũ trên hệ thống
Sông Đà
Sông Thao
Sông Lô
1
1945
Lũ lịch sử
Tương đối lớn
Tương đối lớn
2
1971
Lũ lớn
Lũ rất lớn
Lũ lịc sử
3
1968
Lũ nhỏ
Lũ lịch sử
Lũ nhỏ
4
1969
Lũ lớn
Lũ vừa
Lũ lớn
5
1996
Lũ lịch sử
Lũ vừa
Lũ vừa
6
Chưa xảy ra
Lũ lịch sử
Lũ vừa và nhỏ
Lũ lịch sử
7
Chưa xảy ra
Lũ lịch sử
Lũ lịch sử
Lũ vừa và nhỏ
8
Chưa xảy ra
Lũ lịch sử
Lũ lịch sử
Lũ lịch sử

Các tổ hợp lũ dạng 6,7,8 theo bảng 4 chưa xảy ra trong hơn 90 năm qua, nhưng trận lũ lớn tháng 8/1996 do trận bão số 4 gây ra có hình thế thời tiết rất nguy hiểm, tiềm ẩn khả năng xuất hiện tổ hợp lũ lớn rất bất lợi.
3.2. Phương pháp xây dựng kịch bản lũ
Một số phương pháp xây dựng kịch bản lũ phục vụ nghiên cứu phòng chống lũ hạ lưu như:
- Phương pháp 1: Xuất phát từ yêu cầu phòng lũ hạ du, lấy tần suất lưu lượng của trạm khống chế tại vị trí kiểm soát lũ ở hạ lưu làm tần suất thiết kế chống lũ. Cho rằng tần suất tổng lượng Wtmaxp bằng tần suất đỉnh lũ Qmaxp và các giá trị này được xác định qua các đường tần suất. Với các nhánh thượng lưu, chọn các dạng lũ thực đo điển hình, tính tỷ lệ Qmax của các nhánh so với Qmax tại trạm khống chế cho từng trận lũ.
Tính hệ số thu phóng của lũ thiết kế so với lũ điển hình tại trạm khống chế từ đó thu phóng cho các nhánh.
- Phương pháp 2: Tương tự phương pháp trên, nhưng không dùng giả thiết Qmax và W cùng tần suất, mà Qmaxp và Wp được xác định theo quan hệ Qmax-W từ các con lũ thực đo điển hình.
- Phương pháp 3: Tổ hợp theo Monte–Carlo: Đây là phương pháp tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều.
2 phương pháp trên tính toán đơn giản hơn, nhưng cũng thể hiện được tổ hợp lũ cần thiết cho bài toán nghiên cứu. Vì vậy trong đề tài này áp dụng phương pháp 1.
4. Lựa chọn trận lũ để tính toán tổ hợp
Do tính phức tạp của các tổ hợp lũ trên lưu vực sông Hồng, con lũ cần đưa vào tính toán là tổ hợp của các lũ thành phần, gồm rất nhiều tổ hợp cần tính toán.
Khu vực nghiên cứu là vùng hợp lưu của 3 con sông: Thao, Đà và sông Lô nằm dưới hạ lưu của 3 nhánh sông, đồng thời nằm dưới hạ lưu các hồ chứa, do vậy lũ ở đây chịu tác động của tổ hợp các dòng vào các hồ chứa và khu giữa, đồng thời chịu tác động của sự vận hành hồ chứa. Tuy nhiên trong bài báo này chưa xét đến tác động của hồ chứa, mà chỉ xét tổ hợp dòng chảy từ các nhánh. Như đã trình bày ở trên, trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu phóng lũ thiết kế theo các dạng lũ điển hình. Rất nhiều nghiên cứu về phòng chống lũ [1,5] đã thống nhất lựa chọn dạng lũ điển hình của hệ thống sông Hồng là lũ lớn nhất các năm 1969, 1971 và 1996. Ngoài ra, để làm sáng tỏ về mức độ xói lở và bồi lắng lòng dẫn khu vực hợp lưu của 3 sông, bài báo phân tích trên tài liệu đo đạc mặt cắt hàng năm của Cục quản lý Đê điều và PCLB, các báo cáo nghiên cứu về xói lở, bồi lắng, chỉnh trị sông [6,7] và số liệu viễn thám chọn thêm một số trận lũ có biến đổi lòng dẫn mạnh để nghiên cứu bổ sung.     
Về tần suất lũ, với mục đích đánh giá tác động của lũ đến hạ lưu, bài báo chọn tần suất lũ 0,2%, độ lặp lại T=500 năm tại Sơn Tây theo với tiêu chuẩn phòng chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg. Đây có thể coi là tổ hợp bất lợi cho phòng chống lũ. Còn lũ có tác động thường xuyên là tổ hợp lũ ứng với lũ tại Sơn Tây có tần suất P=10%, tương đương lũ thực đo năm 1996.
Dạng lũ điển hình là lũ các năm 1969, 1971, 1996, có tần suất lần lượt là P= 2; 5 và 8%. Con lũ 1971 xuất hiện lũ lớn trên cả 3 nhánh, trong đó sông Lô là lũ lịch sử.  Lũ 1996 trên sông Đà xuất hiện lũ lịch sử, còn 2 sông kia là lũ lớn. Lũ năm 1969 trên sông Thao xuất hiện lũ vừa và 2 nhánh kia xuất hiện lũ lớn.
Số liệu lũ để phân tích tổ hợp là số liệu đã được hoàn nguyên. Tổ hợp lũ thực tế của 3 nhánh sông của 3 năm điển hình chỉ ra trên hình 2.
Tiến hành tính toán thu phóng cho các con lũ điển hình
+ Tung độ đỉnh lũ thu phóng với hệ số K1:

+ Tung phần còn lại của quá trình được thu phóng với hệ số Ki:

Trong đó:
Qmax - lưu lượng đỉnh lũ tính toán;
Qmaxdh - lưu lượng đỉnh lũ từ quá trình lũ điển hình;
WP - tổng lượng lũ tính toán thời đoạn i (1, 3, 5, 7, 9, 11, 15, 20 ngày);
Wdh - tổng lượng lũ từ quá trình lũ điển hình ứng với các thời đoạn tương ứng;
Lũ hoàn nguyên các năm 1969, 1971 và 1996: Lấy theo kết quả tính toán của Viện Quy hoạch thủy lợi. Kết quả thu được lũ vào các hồ chứa dạng các năm điển hình (hình 2)  

Hình 2: Tổ hợp lũ thực đo các năm điển hình hệ thống sông Hồng
Lũ theo tần suất 0,2%  dạng năm 1969, 1971 và 1996: Tính toán các tổ hợp lũ phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình theo Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg, giai đoạn 2010 - 2015: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s, kết quả như hình 3.

            Hình 3: Tổ hợp lũ tần suất p=0,2% dạng các năm điển hình hệ thống sông Hồng

 Lũ theo tần suất 10%  dạng năm 1969, 1971 và 1996 (hình 4)

Hình 4: Tổ hợp lũ tần suất p=10% dạng các năm điển hình hệ thống sông Hồng



V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đánh giá tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô bao gồm nhiều yếu tố, trong đó tác động do lũ đến vùng hợp lưu là nguyên nhân quan trọng hàng đầu. Vùng hợp lưu các sông Thao-Đà đến Lô-Hồng chịu tác động trực tiếp của tổ hợp lũ 3 nhánh sông này. Vì vậy, lũ xảy ra tại khu vực này không đồng nhất và phức tạp. Từ ba con lũ điển hình lớn nhất các năm 1969,1971 và 1996, bằng cách thu phóng nhận được các con lũ bất lợi cho phòng chống lũ và các hoạt động khác cho khu vực này. Tần suất chống lũ lấy theo tiêu chuẩn phòng chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%) tại Sơn Tây.
Tuy nhiên tác động bất lợi thường xuyên cho các hoạt động kinh tế nên lấy lũ ứng với tần suất 10% tương ứng tại Sơn Tây, tức là tương đương lũ 1996.
Các trận lũ tổ hợp trên được tính chuyển thành dòng vào các hồ chứa thượng nguồn để xem xét tác động của vận hành hệ thống hồ chứa trong bài toán tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tuấn Anh và nnk, (2007). Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô đảm bảo an toàn chống lũ đồng bằng bắc Bộ và an toàn công trình khi có các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Tuyên Quang. Báo cáo xây dựng kịch bản lũ, Tiểu dự án 2, thuộc dự án “Nghiên cứu và soạn thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo an toàn phát triển kinh tế xã hội đồng bằng Bắc bộ. Hà Nội, 2007.
2. Nguyễn Hữu Khải, (2010). Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KC.08/06-10, Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Hữu Khải, Doãn Kế Ruân, (2010). Tổ hợp lũ và điều tiết hồ các hồ chứa lưu vực sông Ba. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.26 số 3S – 2010.
4. Nguyễn Hữu Khải, (2010). Phân tích thống kê trong thuỷ văn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
5. Hà Văn Khối, (2010). Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xóa bỏ các khu chậm lũ sông Hồng, sông Đáy, sông Hoàng Long. Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010.
6. Lương Phương Hậu, (2010). Nghiên cứu các giải pháp KHCN cho hệ thống công trình chỉnh trị sông các sông vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.14/06-10, Hà Nội, 2010.
7. Trần Xuân Thái, (2006). Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.11, Hà Nội, 2006.


Nguồn: Tạp chí viện KHTL Việt Nam

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
DMCA.com Protection Status
Thông tin về thiên tai Việt Nam

Chia sẻ